Tên chính của đạo là do chữ "Buke" hay "Bushi" tức nghĩa hiệp mà ra. Năm đức tính chính của người tập luyện võ là: " Đức lễ phép, sự ngay thẳng (tức là đức công bình), tính can đảm, đức nhân từ và đức biết cách tự kiểm soát lấy mình."

- Đức lễ phép: Lâu nay người Nhật Bản có tiếng là một dân tộc rất lễ phép. Nếu chỉ giữ gìn cho lịch sự để khỏi làm mất lòng một kẻ khác thì cái lịch sự của mình cũng chưa có thể gọi là lễ phép. Lễ phép có nghĩa là cần làm cho người khác trở nên thật sự hoan hỉ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự phải diễn tả một cách ngay ngắn , sự từ bi và bác ái cũng phải tự trong đáy lòng của mình mà ra. Bạn mình khóc thì mình không thể vui cười. Nếu như những người khác vui thì không có lý gì mà mình không vui theo... Nói một cách tuyệt đối, đức lễ phép tức là đức thương người vậy.
- Sự ngay thẳng (hay là đức công bình): Làm cho con người có thể quyết định về một việc gì một cách mau mắn và thẳng thắn; hợp với lẽ phải và không trái với lương tâm. Cởi mở về những khuyết điểm của mình, nhận ra tầm quan trọng của sự thật, kiên định trong hành vi cư xử, lời nói, giọng điệu. Nếu phải mất tất cả để bảo toàn thanh danh thì cũng sẵn sàng và vui lòng. Lúc đứng trước một trường hợp khó khăn, phải biết lấy trí khôn mà suy xét, để đừng có trốn nhiệm vụ của kẻ làm người.

- Tính can đảm: Con người tập luyện võ cần phải được học tập cực nhọc từ thuở bé, để không còn phải bỡ ngỡ như những người thiếu kinh nghiệm.Tập được tính can đảm và sự bình tĩnh để lúc gặp bước nguy nan, trí não vẫn sáng suốt thì cuộc chiến đấu mới có thể thắng lợi cả về phương diện thể chất và tinh thần.Nhưng để can đảm trở thành những hành vi đạo đức, thì những việc làm can đảm ấy phải được lập đi, lập lại nhiều lần trong cuộc sống như định nghĩa của nó. Theo đó, can đảm là một khả năng của lý trí giúp kìm hãm, làm chủ con người mình, tự tin, và có khả năng giải quyết những khó khăn trước mặt. Và như vậy, can đảm cũng chính là một đức tính giúp ta làm chủ được chính mình.

- Đức nhân từ: Ông Ogawa (Một tín đồ có tiếng tăm rất trung thành của thuyết Võ sĩ đạo) có lần đã viết ra một câu như thế này: "Khi người ta nói xấu mình hoặc vu khống cho mình thi mình không nên kiếm cách mà trả thù người ấy”. Đạo làm người khuyên ta nên suy nghiệm kỹ càng về sứ mạng làm người của ta. Người ta nói xấu mì<>nh phải chăng là vì chúng ta đã không làm tròn bổn phận của ta? Hãy kiềm chế lấy mình để vứt bỏ ra ngoài mình cái cá tính muốn trả thù. Hạnh phúc ở đời một phần lớn cũng là ở chỗ đã biết thoát thân ra ngoài những lề lối nhỏ hẹp và thiếu quân tử của người thấp kém. Thương kính người khác cũng là một cách mình tự thương kính mình vậy."

- Sự tự biết kiểm soát lấy mình: Nếu đức lễ phép có thể giúp cho mình, tránh cho người khác những dịp không hay, phải thấy cảnh mặt u sầu của mình, và để cho xã hội khỏi thiếu phần êm đẹp, thì trái lại, tính biết tự kiểm soát lấy mình càng làm cho mình có một tính chất cường tráng khác thường. Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Xã hội đã tươi vui mà đời sống càng thêm có ý vị hơn nữa, Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi.

Từ tác phẩm “The Way of Samurai – Tác giả : Inazo Nitobé

                                                                                                                       (Sưu tầm)

Bài viết khác