Giới thiệu
- VÀI NÉT VỀ ĐẠO ĐƯỜNG CHOJU
- Sơ lược nguồn gốc của KARATE
- Karatedo Việt Nam
- Tổ chức hệ phái
- Đạo đường Choju
Karatedo Việt Nam
Nguồn gốc karate-do
|
|
Karate-Do là môn võ của người Nhật. Ngày nay, Karate-Do trở thành môn võ quốc tế. Karate-Do có nguồn gốc từ Okinawate - môn võ đặc trưng của dân Okinawa. Năm 1922, từ Okinawa, Karate-Do được chính thức du nhập vào Nhật Bản, bởi giáo sư Funakoshi Gichin (1868 - 1957). Ông là người sáng lập Hệ phái Shotokan, ông còn được xem là ông tổ của nền Karate-Do quốc tế, hiện đại.
Sau võ sư Funakoshi Gichin, nhiều võ sư khác của Okinawa cũng lần lượt vào Nhật Bản, lừng danh hơn cả có: Võ sư Kenwa Mabuni (1889 – 1952), Chưởng môn Hệ phái Shito Ryu. Võ sư Chojun Miyagi (1888 – 1953), Chưởng môn Hệ phái Goju Ryu. Võ sư Hironori Otsuka (1892 – 1982), Chưởng môn Hệ phái Wado Ryu. Và nhiều chi lưu khác góp phần làm phong phú và đa dạng nghệ thuật Karate.
Sau thế chiến thứ II, Karate-Do được truyền rộng ra nhiều nước trên thế giới. Năm 1963, Hiệp hội Karate-Do châu Âu được thành lập, mở đường cho việc hình thành Hiệp hội Karate-Do quốc tế WUKO (World Union of Karate Organizations). Năm 1993, WUKO được đổi tên thành Liên Đoàn Karate-Do quốc tế WKF (WorlKarateFederation).
Karate-Do được truyền vào Việt Nam lần đầu tiên tại Huế thập niên 1960, bởi võ sư Suzuki Choji. Từ đây, Karate-Do lần lượt phát triển khắp ba miền. Huế trở thành quê hương của Karate-Do Việt Nam.
Sau thế chiến thứ II, Karate-Do được truyền rộng ra nhiều nước trên thế giới. Năm 1963, Hiệp hội Karate-Do châu Âu được thành lập, mở đường cho việc hình thành Hiệp hội Karate-Do quốc tế WUKO (World Union of Karate Organizations). Năm 1993, WUKO được đổi tên thành Liên Đoàn Karate-Do quốc tế WKF (WorlKarateFederation).
Karate-Do được truyền vào Việt Nam lần đầu tiên tại Huế thập niên 1960, bởi võ sư Suzuki Choji. Từ đây, Karate-Do lần lượt phát triển khắp ba miền. Huế trở thành quê hương của Karate-Do Việt Nam.
Chưởng môn Suzuki Choji
|
|
Chưởng môn Suzuki Choji, sinh ngày 10 tháng 6 năm 1919, tại Kasagami, thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi, thuộc miền Bắc Nhật Bản. Là anh cả trong một gia đình có 4 anh em: Suzuki Choji, Suzuki Minoru, Suzuki Masako, và Suzuki Isao.
Từ 8 đến 18 tuổi, học Tiểu học và Trung học ở Kasagami. Trong thời gian này, thầy tập Nhu đạo ở CLB Nhu đạo của trường, và tập Karate-Do với một thiền sư trong vùng.
Theo xu thế của thời đại, năm 19 tuổi, thầy lên Tokyo lập nghiệp. Tại đây, thầy tiếp tục tập luyện Karate-Do. Chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu Võ đạo, Nhu đạo, và Karate-Do.
Năm 1940, bị động viên, lúc này thầy 21 tuổi.
Theo xu thế của thời đại, năm 19 tuổi, thầy lên Tokyo lập nghiệp. Tại đây, thầy tiếp tục tập luyện Karate-Do. Chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu Võ đạo, Nhu đạo, và Karate-Do.
Năm 1940, bị động viên, lúc này thầy 21 tuổi.
Năm 1942, rời quân trường, thầy được chuyển sang Mãn Châu. Năm 1943, sang Mã Lai. Năm 1944, sang Việt Nam.
Năm 1945, Nhật đầu hàng, kết thúc đệ nhị thế chiến. Thầy ở lại Việt Nam, tham gia Mặt trận Việt Minh, cấp bậc đại uý. Thầy lấy tên Việt Nam là Phan Văn Phúc. Trước 1948, thầy công tác ở Liên khu 4 (Thanh Hoá), cuối 1948, được chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi). Thầy được phân công phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y tế cung cấp cho Mặt Trận. Xưởng sản xuất đặt tại vùng Chợ Chùa, Quảng Ngãi.
Trên đường đi công tác từ Quảng Ngãi vào Tam Quan, thầy hay nghỉ chân nơi quán nước bên đường của cô Nguyễn Thị Minh Lệ. Hai người quen nhau, rồi trở thành vợ chồng. Họ có 3 người con chính thức: Phan Thị Ngọc Mỹ (Suzuki Michiko), Phan Văn Minh Đức (Suzuki Tokuo), và Phan Văn Minh Ý (Suzuki Eiji). Ngoài ra, còn có các con nuôi: Phan Văn Minh Anh (Suzuki Yasuo), Phan Văn Minh Quốc (Suzuki Kunio), Phan Văn Minh Long (Suzuki Tatsuo), và Phan Thị Ngọc Nga (Suzuki Thokiko).
Năm 1945, Nhật đầu hàng, kết thúc đệ nhị thế chiến. Thầy ở lại Việt Nam, tham gia Mặt trận Việt Minh, cấp bậc đại uý. Thầy lấy tên Việt Nam là Phan Văn Phúc. Trước 1948, thầy công tác ở Liên khu 4 (Thanh Hoá), cuối 1948, được chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi). Thầy được phân công phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y tế cung cấp cho Mặt Trận. Xưởng sản xuất đặt tại vùng Chợ Chùa, Quảng Ngãi.
Trên đường đi công tác từ Quảng Ngãi vào Tam Quan, thầy hay nghỉ chân nơi quán nước bên đường của cô Nguyễn Thị Minh Lệ. Hai người quen nhau, rồi trở thành vợ chồng. Họ có 3 người con chính thức: Phan Thị Ngọc Mỹ (Suzuki Michiko), Phan Văn Minh Đức (Suzuki Tokuo), và Phan Văn Minh Ý (Suzuki Eiji). Ngoài ra, còn có các con nuôi: Phan Văn Minh Anh (Suzuki Yasuo), Phan Văn Minh Quốc (Suzuki Kunio), Phan Văn Minh Long (Suzuki Tatsuo), và Phan Thị Ngọc Nga (Suzuki Thokiko).
Sau hiệp định Geneve 1954, thầy cùng gia đình về định cư ở Huế, mở trường dạy Nhu đạo và Karate-Do. Đạo đường đặt tại số 8 Võ Tánh - Huế.
Năm 1972, khi phong trào Karate-Do ở Huế và Đà Nẵng phát triển vững vàng, thầy giao cho các cao đồ điều hành Võ đường, rồi vào Sài gòn làm giám đốc khách sạn Kiyo ở Khánh Hội. Thầy trực tiếp điều hành cơ sở này cho đến năm 1975.
Ngày 18 tháng 12 năm 1978, thầy cùng gia đình trở về Nhật.
Ngày 18 tháng 12 năm 1978, thầy cùng gia đình trở về Nhật.
Tuy ở xa, nhưng thầy vẫn hằng quan tâm phong trào Karate-Do Việt Nam. Qua thư chúc Tết mỗi đầu xuân, thầy dặn dò các môn đồ: “Hãy sống cho tốt”, “Hẫy cần cù tập luyện”, “Hãy tích cực góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp”...
Niềm vui tuổi già của thầy: nghiên cứu võ học, đàm đạo với bạn bè, trồng cây cảnh, nuôi chim cá, đi du lịch...
Nguyện vọng tha thiết của thầy là được về thăm quê hương Việt Nam một lần trước khi qua đời. Nhưng rồi nguyện ước không thành. Thầy mất tại quê nhà Kasagami, lúc 17 giờ ngày 06/02/1995, hưởng thọ 77 tuổi.
Sưu tầm.