GIẢI HUYỆT CẤP CỨU KHI BỊ TRÚNG ĐÒN Ở HẠ BỘ

       Tương truyền 3.000 năm trước Công Nguyên, một ông hoàng Ấn Độ đã thí nghiệm trên thân thể những người nô lệ để tìm ra các chỗ nhược của địch thủ mà tấn công cho hiệu quả.

        Các võ sư môn võ cổ truyền Ấn Độ Kalari thừa kế vốn kiến thức của tiền nhân, đồng thời phát hiện thêm các huyệt mới, tổng cộng thành 108 huyệt, trong đó có 96 yếu huyệt, khi bị điểm trúng thì đau đớn dữ dội hoặc tê liệt, và 12 tử huyệt: điểm trúng là chết.

        Sau này, các huyệt đó được ghi lại trên lá cọ, truyền từ đời này sang đời khác. Cuốn cổ thư này gọi là “Marama Sutra”, mô tả chính xác vị trí mỗi huyệt, các triệu chứng thường xảy ra khi bị điểm trúng, và phép giải huyệt để cứu sống đối phương.

        Phương pháp y học dùng những kiến thức về 108 huuyệt để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe gọi là “Marama Adi”.Một số nhà sử học trên thế giới cho rằng đây là tiền thân của môn châm cứu Trung Hoa sau này.

       Đến thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, các vua chúa Nhật Bản gởi những phái đoàn qua Trung Hoa nghiên cứu các ngành học thuật của lục địa. Chính họ là những người đã mang khoa châm cứu vào đất Nhật.Người Nhật học ngay những phương pháp ấy rồi dùng khả năng đồng hóa và mô phỏng đặc biệt của mình để biến chúng thành một ngành chuyên khoa: môn Kuatsu (hoặc Kwappo – hay Kappo tùy cách viết của mỗi tác giả) dùng trong nghề võ để cứu chữa những người bị trúng đòn, bị điểm huyệt trọng thương, có khi dẫn đến tử vong.

        Trong thời phong kiến, chỉ có giai cấp samurai (chiến sĩ) mới được đặc quyền học những ngón giải huyệt bí truyền này.Và vì kỷ luật thép của giai cấp, hõ không dám truyền dạy cho ai.Ngày nay, môn giải huyệt được giảng dạy ở Nhật, nhưng không phải là dạy hết: những ngón tuyệt kỹ người ta vẫn không phổ biến, vì không muốn cho những người chưa đủ trình độ sử dụng chúng, chẳng những không cứu được ai mà có khi còn làm hại người bị nạn.

       Đã học võ, và nhất là dạy võ thì phải biết cứu người bị trúng đòn.Trong các võ đường, tại nạn không phải là ít khi xảy ra.Bài này, chúng tôi cống hiến bạn đọc những phương pháp cấp cứu người bị trúng đòn nơi hạ bộ.

       Trước khi muốn áp dụng có hiệu quả một trong những cách giải huyệt sau đây, cần phải biết chắc rằng hai dịch hoàn vẫn còn nguyên ở vị trí của chúng và chưa chạy lên háng.Nếu dịch hoàn đã chạy lên háng, đem chúng về vị trí cũ bằng những phương pháp sau đây:

       Phương pháp thứ nhất: Nếu nạn nhân không bị bất tỉnh, nhưng chỉ điếng người, đỡ nạn nhân dậy và giúp người ấy nhảy tại chỗ trên gót chân, hai chân thẳng. Thường chỉ làm như vậy là tât cả đâu vào đó.

        Phương pháp thứ hai: nếu nạn nhân không thể nào đứng dậy được, vì quá đau đớn: cho nạn nhân ngồi hai chân duỗi ra phía trước, người cứu đứng sau lưng nạn nhân, hai tay luồn qua nách nạn nhân, nhấc người ấy lên khỏi mặt đất khoảng 20 phân và cho nạn nhân rơi “phịch” xuống bằng tất cả sức nặng của người ấy, tuy nhiên người cứu vẫn nắm hờ nạn nhân. Chừng 12 lần như vậy là đủ.Cứ 2 hay 3 lần lại xem thử có kết quả chưa, và khi hai dịch hoàn đã trở về vị trí, giúp nạn nhân đứng dậy đi thong thả vài bước.

       Phương pháp thứ ba:

              Tư thế của nạn nhân: như trong phương pháp thứ hai.

             Tư thế người cứu: đứng sau lưng nạn nhân, hai tay đặt trên vai nạn nhân để giữ người ấy khỏi ngã.

             Động tác giải huyệt: dùng ức bàn chân đá vào đốt sống thắt lưng thứ 3 (cách mặt đất độ 15 phân), khi đá chân phải mềm dẻo, co chân lại mà đá.

            Xem chừng kết quả như trong phương pháp trước, và khi hai dịch hoàn đã về vị trí cũ, giúp nạn nhân đi thong thả vài bước.

Có thể làm luân phiên hai phương pháp thứ hai và thứ ba trên đây.

             Phương pháp thứ tư:

       Cách giải huyệt thứ tư này không phải chỉ dành riêng cho trường hợp bị ngoại thương nơi dịch hoàn.Trong nhiều trường hợp chết giấc khác, phương pháp này rất hiệu nghiệm.

  • Tư thế của nạn nhân: ngồi đầu hơi cúi về phía trước.
  • Tư thế của người cứu: quì bên phải nạn nhân để đỡ người ấy khỏi ngã, đầu gối đặt chỗ nào người cứu thấy thuận tiện nhất.

       Tay trái luồn dưới nách phải nạn nhân, ôm cổ người ấy: bàn tay phải chum lại như miệng ly, các ngón tay chụm lại, riêng ngón cái xòe ra.

  • Động tác giải huyệt: bàn tay phải áp vào bụng nạn nhân, khoảng rún, chà xuống háng trái nạn nhân (6 đến 7 lần), rồi chà ngược lên cơ hoành thật mạnh, vừa thở ra… bắt đầu lại…tiếp tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.

       Hơi thở vào của người cứu trùng với thời gian chà xuống, và thở ra trong lúc chà ngược lên.Cần phải giữ cho mỗi động tác kéo dài bằng một hơi thở thật sâu.Nhịp động tác chà ngược khoảng 3 giây đồng hồ.

Động tác này phải mạnh nhưng không thô bạo, vội vàng.

       Phương pháp thứ năm:

    Nạn nhân đã bất tỉnh.

  • Tư thế của nạn nhân: nằm ngửa, một người phụ giúp đỡ hai vai nạn nhân (không bắt buộc).
  • Người cứu đứng.
  • Động tác giải huyệt: cúi xuống nắm một bàn chân của nạn nhân nơi cổ chân, và để chân nạn nhân sát mặt đất, kéo giật thật mạnh…

       Sau đó, một tay giữ chân nạn nhân, một tay dùng ngón tay quỉ (đốt xương ngón tay lồi ra khỏi nắm đấm) điểm thật mạnh vào huyệt Công tôn. Đột ba cái thật gãy gọn và mạnh (khoảng bàn tay lùi lại để lấy đà: 20 đến 25 phân). Nạn nhân hồi tỉnh tức khắc.

       Cách điểm huyệt này có thể dùng trong phương pháp trước để chấm dứt sự đau đớn thỉnh thoảng còn dai dẳng một lúc sau khi nạn nhân đã hồi tỉnh.

       Phương pháp thứ sáu:

       Nếu sự đau đớn vẫn còn dai dẳng: cho nạn nhân nằm úp xuống đất, rồi ấn thật mạnh hai ngón tay cái ở hai huyệt Chí thất (liên quan đến thần kinh ở thận và bang quang), ở hai bên đốt sống thắt lung số 3, cách mỗi bên khoảng 6 phân.

       Ấn mạnh và xoay hai ngón tay cái theo cách này: ngón cái tay phải (ở phía lung phải của nạn nhân) xoay theo chiều kim đồng hồ (tức xoay qua phải), còn ngón tay trái xoay theo chiều ngược lại.

       Động tác này ảnh hưởng trực tiếp lên cơn đau và cơn đau sẽ ngưng tức khắc.

       Phương pháp thứ bảy:

       Đặt nạn nhân nằm ngửa, và để xóa tan những cơn đau cuối cùng (nếu còn), dùng đầu ngón tay dò hai huyệt khí xung (ở cạnh phía trên hai đầu ngoài xương háng), rồi đánh mạnh bằng đốt xương thứ hai của ngón tay gập lại, sau đó với các khớp xương dưới cội.

       Như vậy phải: đặt các đầu ngón tay trên hai huyệt để định rõ chúng…, rồi đánh mạnh với đốt xương thứ hai của các ngón tay gập lại, và sau đó đánh nhanh với các đốt xương dưới cội (1-2-3…1-2-3).

       Trong mọi trường hợp đều phải kết thúc bằng cách giúp nạn nhân đứng dậy đi thong thả vài bước.

Bài viết khác